Ba mẹ biết không? Chấn động lớn nhất ở những năm tháng đầu đời của một đứa trẻ chính là sự chào đời hoặc sắp chào đời của một em bé trong gia đình. Dù ba mẹ có tâm lý, chu đáo đến đâu thì việc gia đình có thêm thành viên mới và con có thêm em cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thành viên nhỏ tuổi nhất, nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất. Việc trẻ có em có thể làm thay đổi hành vi, tính cách, tâm trạng của trẻ.
Dưới đây là 10 điểm lưu ý cho ba mẹ đối với trẻ anh/ chị sắp có thành viên mới trong giai đoạn khó khăn này:
1. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ lớn ngay từ khi mang thai
Trong quá trình mang thai, Ba mẹ nhất định phải tạo ra sự kết nối giữa con và thành viên mới là em bé trong bụng. Hãy tập cho con nói chuyện với em thông qua các phương pháp thai giáo. Ví dụ: cho bé nói chuyện với thai nhi, dẫn bé đi mua sắm và chọn đồ cho em mình, cho bé đặt tên cho em, thậm chí nên cùng bé viết nhật ký thai kỳ.
2.Đặt kỳ vọng phù hợp cho con
Dù con có thêm em và rất mong ngóng em chào đời nhưng con vẫn cảm thấy có sự thay đổi về mặt tình cảm của ba mẹ dành cho mình. Trẻ sẽ cảm thấy buồn bực, khó chịu thậm chí là tức giận vô cớ… phần lớn những điều này nguyên nhân là do trẻ lo sợ bị mất tình yêu thương của ba mẹ
Ngôn ngữ của trẻ dưới 6 tuổi chưa đủ mạnh để diễn tả hết những cảm xúc bên trong trẻ, con sẽ phải chọn cách bộc lộ bằng các hành vi khó chịu, hung hãn.
Nhiều phụ huynh sẽ bị sốc trước những thay đổi về tính cách của con khi con có thêm em, họ kỳ vọng con sẽ là những người anh/ chị tốt thương yêu em. Việc con có những hành vi và cư xử không đúng mực khiến ba mẹ thất vọng dẫn đến tức giận và áp lực.
Ba mẹ phải luôn luôn trấn an trẻ, đảm bảo cho trẻ lớn rằng con luôn được yêu thương và cảm thông hơn bao giờ hết.
3.Khuyến khích con bộc lộ cảm xúc
Thường xuyên nói chuyện với con theo cách cảm thông, “ Ba/ mẹ biết con khó chịu với em. Khi nào con không vui hay khó chịu con hãy nói cho ba/ mẹ nghe nhé” Việc chúng ta càng công khai chấp nhận các cảm xúc tiêu cực của con, bạn sẽ giúp con ngày càng kết nối với em bé hơn. Hãy thử nghĩ xem, nếu như bạn suốt ngày nói “ ba/ mẹ không thích con làm đau em” hay “ con mà không ngoan, không thương em là ba/ mẹ không thương đâu” cách nói này chỉ khiến trẻ ngày càng chán ghét và mất kết nối với em mình hơn mà thôi.
4.Tránh xa các quy tắc mang tính kết tội
Khi mẹ sắp sinh em bé, nhiều người lớn xung quanh thường hay bông đùa rằng, “Vậy là con sắp làm anh/ chị rồi ha”. Điều này vô tình làm trẻ nhen nhóm ý nghĩ rằng, việc làm anh làm chị có vẻ rất khó. Trẻ nhận ra ai ai cũng quan tâm em bé nhỏ, trẻ sẽ cảm thấy bất an và cảm xúc ngày càng tồi tệ hơn. Trẻ cần người hiểu rõ nỗi lòng trẻ và giúp trẻ vượt qua những cảm giác bất an đó trước khi những cảm xúc này đi sâu vào nội tâm trẻ.
Không được đùa với trẻ bằng những câu như: “Con có thêm em là từ nay con bị ra rìa rồi nhé!” những câu đùa như thế ảnh hưởng rất sâu trong tâm trí non nớt của trẻ, khiến trẻ đề phòng, nghi ngờ và không còn thương em nữa!
Nếu có ai đó đùa với trẻ như vậy, Bạn cần ôm trẻ và nhấn mạnh ngay: “Không có đâu con ạ! Ba mẹ yêu cả hai con nhiều như nhau/ ba mẹ đều yêu các con nhất trần đời nè..”
5.Đừng đánh giá, ngừng phán xét
Khi chúng ta dán nhãn hành vi của con là “không ngoan” “hư” “ích kỷ” … thì dần dần trẻ sẽ coi hành vi của mình đúng như vậy, trẻ sẽ nghĩ bản thân trẻ cũng xấu như hành vi xấu của trẻ. Khi người mà trẻ yêu thương và cần nhất trên thế giới này lại nói trẻ “không ngoan” trẻ sẽ tin như vậy.
6.Giảm bớt căng thẳng cho con bằng cách không tức giận những chuyện vặt
Khi trẻ thứ hai được sinh ra, nó đồng nghĩa với việc môi trường của trẻ lớn bị thay đổi hoàn toàn. Trẻ bỗng dưng được yêu cầu phải “đi nhẹ- nói khẽ”, cái giường ngủ bỗng nhiên có thêm thành viên mới, đồ chơi của con tự nhiên phải được chia sẻ cho em… Những thay đổi này, trẻ lớn đều cần thời gian để thích nghi. Vậy nên, ba mẹ hãy cố gắng đừng tức giận nếu chẳng may con có vi phạm việc “nói lớn tiếng” hay “ chạy nhảy lung tung”. Hãy cho phép anh/ chị giành đồ chơi của em khi 2 trẻ chơi cùng nhau (nếu như hành vi này không gây hại đến thân thể em bé). Đây là hành vi thể hiện quyền uy của mà trẻ làm anh/ chị cảm nhận được. Ba mẹ càng ít bị chú ý bởi các hành vi vô hại này, trẻ càng ít lặp lại hành vi đó.
7.Hiểu rõ nhu cầu được tin tương và tự chủ của con
Sau khi bé thứ ra đời, hãy để anh, chị của bé được yêu thương chăm sóc em. Nhờ con làm những việc như: lấy tã, chụp hình cho em, đút em ăn… Con sẽ thấy bản thân mình “oai” khi mình làm được rất nhiều việc cho em.
8. Dành thời gian riêng cho con
Dành thời gian chất lượng bên con là đều rất cần thiết ( cả em bé và trẻ lớn). Thời gian chất lượng quan trọng hơn là số lượng.
Hãy dành 20 phút trọn vẹn mỗi ngày cho con. Đối với trẻ lớn thì sau khi em bé nhỏ ngủ, hãy trò chuyện với con.
9. Giúp con tự chơi
Thật tuyệt vời nếu trẻ của bạn là đứa trẻ tự lập. Việc em bé có thể tự chơi giúp bạn có thêm nhiều thời gian hơn cho đứa trẻ còn lại.Hãy dành cho bé một không gian phù hợp và an toàn để bé không cần ba mẹ giám sát liên tục giúp ba mẹ có nhiều thời gian hơn.
10. Kể cho bé nghe những câu chuyện về vai trò mới của bé
Đọc cho bé nghe những quyển sách, kể những câu chuyện về em bé và anh trai hoặc chị gái có thể giúp bé thích nghi với hoàn cảnh mới của mình. Những câu chuyện giúp các bé vui vẻ và tự hào về sự hiện diện của em sẽ đóng vai trò tích cực, làm gương cho bé
Theo giáo viên Montessori của Mota.
Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti
Xem thêm: https://mota.com.vn/