Áp lực cho con

BẠN CÓ ĐANG TẠO ÁP LỰC CHO CON?

Mặc dù việc đặt kỳ vọng cao vào rất hữu ích, nhưng đặt con bạn dưới áp lực quá lớn thì lại rất phản tác dụng. Trẻ có thể sẽ đáp ứng kỳ vọng của bạn khi những kỳ vọng đó hợp lý. Nhưng mong đợi con bạn làm nhiều hơn những gì con bạn có thể thực hiện, sẽ khiến trẻ bỏ cuộc sớm. Đôi khi trẻ còn có dấu hiệu căng thẳng, áp lực… Dưới đây là năm dấu hiệu cho thấy bạn đang tạo quá nhiều áp lực cho con mình:

1. Phê bình nhiều hơn khen ngợi
Tập trung vào tất cả những điều con bạn đang làm sai có nghĩa là bạn đang xem nhẹ tất cả những điều con bạn đã làm đúng. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại phớt lờ những hành vi tích cực của con vì họ không nghĩ rằng khen ngợi con là đúng mà cần phải cho con thấy được áp lực để con trở nên tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, việc chỉ trích quá nhiều sẽ không tạo ra động lực cho con bạn. Vì không ai thích liên tục nghe về những điều họ đã làm sai. Hãy giúp con hiểu rằng ba mẹ đã thấy được sự cố gắng của con và hãy khen ngợi nhiều hơn chỉ trích con trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Áp lực cho con

2. Bạn quản lý các hoạt động của con bạn một cách thái quá.
Các bậc cha mẹ áp lực cao có nguy cơ trở thành những phụ huynh cuồng kiểm soát. Nếu bạn can thiệp quá các hoạt động hàng ngày của con như, làm bài tập về nhà, làm việc nhà và chơi… chỉ để chắc chắn rằng con đang làm đúng mọi thứ, thì bạn có thể đang tạo áp lực quá lớn cho con. Mặc dù việc tham gia vào cuộc sống của con bạn là rất quan trọng, nhưng việc quản lý tiểu tiết các hoạt động của con lại có nguy cơ cản trở sự phát triển của con. Nếu bạn muốn con mình thành công, hãy cho phép con phạm sai lầm và đối mặt với những hậu quả tự nhiên khi thích hợp. Mặc dù khó chấp việc con bạn thất bại nhưng ít ra con sẽ cố gắng và vẫn có cơ hội để nỗ lực cố gắng.

3. Áp đặt quá mức
Nếu bạn thấy mình đã và đang nói với con rằng, con phải làm được việc này hoặc nếu như không làm được thì sẽ “chết” nghĩa là bạn đang áp lực cho con rồi đó. Bạn đang gửi cho con một thông điệp rằng con chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là phải làm đúng. Nhưng trong cuộc sống thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng làm đúng và thành công được. Hãy nhắc nhở con và cả chính bản thân mình rằng, chúng ta có rất nhiều cơ hội để toả sáng và thành công.

4. Ngừng so sánh.
“Con có thấy bạn A vừa rồi thi được 10 điểm không?” hay “Hôm nay, bạn B thi được mấy điểm?”, “Con thấy anh/ chị giỏi không?” không làm cho trẻ có thêm động lực phấn đấu mà chỉ khiến trẻ cảm thấy tự ti, xấu hổ, hoặc con sẽ liên tục “sân si” cạnh tranh với các bạn của mình. Khi trẻ bị áp lực do bị so sánh với những người khác, trẻ sẽ ngại làm những việc mà chúng không tự tin. Con có thể từ bỏ chơi bóng đá nếu con thấy mình không phải là người chạy nhanh nhất hoặc từ chối tham gia đội toán nếu họ không phải là người thông minh nhất trong đội.Khuyến khích con trở nên tốt hơn bằng cách cạnh tranh với chính con hơn là với người khác. Nói về tầm quan trọng của việc học và luyện tập để con của ngày hôm nay tốt hơn so với ngày hôm qua cho dù những người xung quanh con có đang như thế nào đi chăng nữa.

5. Bạn thường xuyên mất bình tĩnh
Đặt con cái dưới nhiều áp lực có nghĩa là cha mẹ cũng thường xuyên cảm thấy bị căng thẳng Khi con cái không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, sẽ khiến cha mẹ rất thất vọng. Nếu bạn mất bình tĩnh vì con bạn không đạt được kỳ vọng như bạn mong muốn, có thể bạn đang tạo áp lực quá lớn lên cho con và cho chính bản thân bạn.Con của bạn có thể không bao giờ có thể làm một ngôi sao hoặc không bao giờ là thủ khoa của lớp. Gây áp lực để con trở thành những thứ mà con không hứng thú sẽ chỉ gây thêm căng thẳng cho mọi người. Tìm sự cân bằng lành mạnh để khuyến khích con phát huy hết khả năng của mình mà không cố ép con đáp ứng những kỳ vọng không thực tế mới là điều đúng đắn nhất ba mẹ nên làm.

Theo giáo viên Montessori của Mota.

No products in the cart.