Trẻ đang vui chơi vốn dĩ không có nhu cầu nghe lời khen cho những hoạt động của trẻ. Niềm vui của trẻ luôn đến từ bên trong con người trẻ chứ không phải từ những lời khen của những người xung quanh.
Bạn có thể cười và thể hiện những cảm xúc thật của mình cho trẻ nhưng tránh đưa ra những lời khen con thái quá hoặc vỗ tay om sòm lên. Điều này khiến trẻ bắt đầu đi tìm những niềm vui từ các nguồn bên ngoài. Trẻ sẽ bắt đầu làm vì những lời khen, vì những cái vỗ tay thay vì làm vì nội tại bên trong đứa trẻ muốn làm. Không những thế, việc khen ngợi không đúng thời điểm cũng làm gián đoạn quá trình “khám phá- học tập” của trẻ. Trẻ sẽ phải ngừng “công việc” của mình để tập trung vào bạn và đôi khi trẻ không quay trở lại hoạt động cũ nữa.
Nếu bạn nói “Con ngoan lắm!” hay “ con giỏi lắm” khi bé làm việc gì đó thì bé sẽ tự hiểu rằng, những lúc ba mẹ không nói gì nghĩa là “mình không ngoan” “không tốt”… Những từ ngữ “tốt”, “giỏi” bao hàm những phán xét mang tính chuẩn mực. Chúng ta hãy cố gắng khuyến khích con về mặt tinh thần hơn là nhận xét về giá trị của con. Hãy tập trung thưởng thức và ghi nhận cả quá trình con làm.
Ví dụ như khi con vẽ một bức tranh, thay vì nói “ Bức tranh đẹp quá!” chúng ta hãy tập trung nhận xét quá trình con vẽ và chi tiết của bức tranh như, “Quoa, bức tranh có nhiều màu sắc quá!” hoặc “Con đã biết vẽ bông hoa rồi!”
Khi con làm điều gì thực sự khó như chờ đợi mẹ chuẩn bị bữa tối trong khi con rất đói bụng thì thay vì khen ngợi bé, mẹ hãy nói, “Cám ơn con vì đã kiên nhẫn đợi mẹ. Chắc là con đói lắm phải không? ”. Những câu nói tập trung vào hành động một cách tích cực như vậy sẽ là động lực rất lớn cho con
Không phải là chúng ta không công nhận sự cố gắng hay nỗ lực của con mà là chúng ta chúng ta hoàn toàn có thể khen ngợi con một cách khoa học để giúp khẳng định lại quá trình của con. Điều này sẽ giúp côn tập trung vào cảm xúc của chính con thay vì cảm xúc của ba mẹ. Muốn làm được điều này, bạn cần phải quan sát con nhiều hơn để hiểu và nhận xét đúng, “Thật khó để cho quả bóng vào cái lỗ này, mà con đã làm được đó”.
Mô tả lại những gì con đang làm giúp con nhận biết, làm rõ và gọi tên đúng mong muốn của chính con. Đôi khi một nụ cười từ bạn cũng giúp con hiểu rằng việc con làm đang được ba mẹ đánh giá cao.
Phản ánh lại không phải khen hay chê mà đó là nhận biết và giải thích. Đây cũng là cách 1 đứa trẻ học tập bằng cách bắt đầu tìm hiểu sự kết nối giữa những sự việc. Nó nói lên cảm xúc một cách khen con đơn giản thay vì thuyết giáo hay dạy dỗ.
Theo giáo Viên Montessori của Mota.
Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti
Xem thêm: https://mota.com.vn/