Bắt đầu tìm hiểu về địa lý trong montessori từ sớm giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết sau này, nuôi dưỡng sự trân trọng suốt đời đối với thiên nhiên và hành tinh của chúng ta.
Khi cả nhà đi ngang đại sứ quán Mỹ (có ), chàng trai 3.5 tuổi của mình liên tục đưa ra những câu hỏi:- Đây là cờ gì hả mẹ?- Mỹ là gì hả mẹ?- Mỹ có xa không?- Con muốn đi Mỹ.Hoặc đi tới bất cứ nơi nào, con đều đưa ra những câu hỏi liên quan như:- Sông là gì?- Biển là gì? Con muốn tắm biển.- Gấu Bắc Cực sống ở đâu mẹ?- Bắc Cực là ở đâu?- Cô Mara là cờ Phi-líp-pin… (Tên 1 cô giáo trong lớp học của con)
Theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Địa lý được giảng dạy ở Tiểu học từ lớp 4. Và mình bắt đầu tự hỏi: Chúng ta không thể bắt các bé mầm non ngồi lắng nghe thuyết giảng những định nghĩa, khái niệm về địa lý như các trường tiểu học được. Vậy cách tiếp cận địa lý của các bé mầm non trong các trường Montessori tổ chức như thế nào? Trong phương pháp Montessori đối với địa lý cho phép trẻ em học các khái niệm bằng các giác quan (thị giác, xúc giác) và thực hành. Địa lý trở nên sống động khi trẻ được sờ chạm, cầm nắm, hoạt động; các khái niệm địa lý được vật chất hóa dưới dạng học cụ.Địa lý được chia thành hai mảng: • Địa lý Vật lý của Trái Đất• Địa lý Chính trị: quốc gia, biên giới.Chúng ta bắt đầu với Địa lý vật lý, vì nó dựa trên thông tin thực tế mà trẻ nhỏ có thể đã có trải nghiệm, đã nhìn thấy, đã chạm vào và thực sự hiểu được. Môn học này đi sâu vào địa chất, xem xét cấu tạo của trái đất. Địa lý vật lý của Trái Đất cũng là nền tảng để trẻ em có thể hiểu đầy đủ hơn các khái niệm về Địa lý Chính trị.
1. QUẢ ĐỊA CẦU NHÁM (PHÂN BIỆT ĐẤT LIỀN & NƯỚC)
Ngay từ khi còn nhỏ, bé mới biết đi có thể dùng tay lướt qua những quả địa cầu có cát nhám, cát nhám đại diện cho đất và màu xanh đại diện cho nước. Bé có cái nhìn tổng quan về Trái Đất – nơi mình đang sinh sống. Trái Đất hình cầu, gồm những phần đất liền & nước.
2. QUẢ ĐỊA CẦU MÀU (PHÂN BIỆT CÁC LỤC ĐỊA)
Sau khi có trải nghiệm với Đất liền & Nước ở Quả địa cầu nhám, bé bắt đầu được giới thiệu về Quả địa cầu màu. Bé có thể nhanh chóng học cách xác định và gọi tên bảy lục địa bằng cách phân biệt theo màu và vị trí của chúng ở trên quả địa cầu.Sau đó có thể đặt 2 quả địa cầu kế bên nhau, mời bé quan sát và hỏi bé về hình dạng, độ nghiêng, sự quay quanh trục… của quả địa cầu.
3. KHAY MÔ HÌNH ĐẤT & NƯỚC
Các khay 3D này giống như mô hình địa lý được thu nhỏ lại. Màu nâu đại diện cho đất, màu xanh dương đại diện cho nước. Khay được thiết kế có thể đựng nước và thực hành các hoạt động, giới thiệu và giúp bé phân biệt các khái niệm: đảo, hồ, eo đất, eo biển, sông, đồng bằng châu thổ, các loại vịnh, mũi đất, doi đất, bán đảo.Sau khi trẻ hiểu được các hình thái địa lý thông qua các mô hình 3D, chúng ta có thể giới thiệu cho bé các hình đại diện 2D bằng giấy nhám, kèm theo các ảnh chụp các địa hình thực trong tự nhiên.
4. MẢNH GHÉP BẢN ĐỒ
Mảnh ghép bản đồ bằng gỗ được chia theo lục địa, quốc gia hoặc tiểu bang. Chúng không phải là những hình ghép truyền thống khớp vào nhau, mà mỗi mảnh ghép là một khối địa lý. Các mảnh ghép này đều có núm với kích thước bằng bút chì – một cách gián tiếp cho bé tập cầm bút sau này, vừa dễ dàng cho bé lấy ra & đặt các mảnh ghép vào. Các mảnh ghép được mã hóa bằng màu sắc để củng cố sự riêng biệt của chúng.Mảnh ghép bản đồ giúp bé củng cố các kỹ năng bản đồ; không nhằm mục đích thử thách khả năng giải câu đố của trẻ. Tuy nhiên, thử thách nho nhỏ cũng sẽ thu hút tâm trí của trẻ, bé có thể nhìn thấy vị trí phù hợp của các mảnh ghép và tự điều chỉnh một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Bé có thể tham khảo bản đồ kiểm soát để hoàn thành các mảnh ghép khi bắt đầu.
Bài viết có tham khảo tư liệu từ trang https://montessorikidsuniverse.com/
Theo giáo viên Montessori của MOTA
Xem thêm: Các bài viết đồng hành cùng con theo Montessori
Xem thêm: https://mota.com.vn/