DẠY TRẺ BIẾT YÊU THƯƠNG ANH CHỊ EM CỦA MÌNH

Chúng ta thường quá quen thuộc với những lần chọc ghẹo hay mẫu thuẫn xảy ra giữa các bé trong cùng 1 gia đình. Và cha mẹ thường hay tập trung bé nhỏ hơn và thường la mắng các bé lớn. Cách giải quyết này có ảnh hưởng đến tình cảm giữa các bé? Tại sao vấn đề này lại tồn tại? Làm sao để giúp anh chị em trong nhà yêu thương nhau hơn? Vậy nên chúng ta phải dạy trẻ biết yêu thương anh chị em của mình.

MẪU THUẪN GIỮA CÁC BÉ TRONG GIA ĐÌNH LUÔN TỒN TẠI.

Hầu hết các bé sống trong 1 gia đình thường xảy ra mâu thuẫn. Tính chất mâu thuẫn với các bé dưới 10 tuổi thường ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

1. Tuổi tác. Nếu 2 bé cách nhau chỉ 2-3 năm tuổi thì dễ mâu thuẫn hơn vì 2 bé thường sẽ chia sẻ cùng 1 thời điểm phát triển về nhận thức não bộ. VD nhận thức về độc lập, nhận thức về ngôn ngữ,…

2. Các bé cùng giới tính có khuynh hướng có mâu thuẫn nhiều hơn khác giới tính. Điều này là do trẻ cùng giới tính thường có nhiều điểm chung như loại đồ chơi, cách chơi và không gian chơi. Do đó, mâu thuẫn dễ xảy ra là điều dễ hiểu.

3. Cách nhận thức cha mẹ chưa thật đúng về sự ưu tiên. Cho rằng trẻ nhỏ nên được ưu tiên, trẻ lớn phải có trách nhiệm nhường em, hoặc bé trai (đặc biệt em trai) được ưu tiên hơn bé gái. Điều này không đúng và rất dễ tạo ra mâu thuẫn. Thực tế, các bé nên được đối xử công bằng cho dù độ tuổi hay giới tính nào. Tại sao? Sự ưu tiên cần được nhận thức từ chính các bé chứ không phải do cha mẹ áp đặt. Các bé dưới 10 tuổi chưa đủ nhận thức để hiểu khái niệm này. Sự ưu tiên do áp đặt hay chủ quan chỉ làm gia tăng mâu thuẫn, thậm chí có thể dẫn đến những hành vi ương bướng phức tạp hơn. Cách đối xử công bằng là cần thiết để các bé được tự do phát triển.

GIÚP ANH CHỊ EM TRONG NHÀ YÊU THƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?

Có một vài điều cha mẹ có thể tham khảo để dạy trẻ biết xây dựng tình yêu thương giữa các bé dưới 1 mái nhà:

1. Không bao giờ so sánh giữa các bé, đặc biệt các vấn đề như hình thể, tài năng, độ lanh lợi, thành tích ở trường… Thực ra, so sánh không đem lại kết quả tốt hơn cho bé nào, mà chỉ làm khoảng cách yêu thương các bé xa cách hơn. Điều này cũng đúng cả các bé sinh đôi cùng trứng hay khác trứng

2. Giống như đã nói ở phần đầu, sự ưu tiên hay thiên vị là rất khó tránh trong 1 gia đình. Nhưng, là cha mẹ thông thái sẽ biết cách làm giảm tối thiểu sự thiên vị trong cách đối xử với các bé. Điều này là rất quan trọng vì các bé sẽ có không gian tự do phát triển điểm mạnh và yếu của bản thân. Là cha mẹ, chắc hẳn ai cũng muốn các con đều khỏe mạnh và tài giỏi. Vậy tại sao lại thiên vị?

Để tránh sự thiên vị, bạn có thể khuyến khích các bé giải quyết mâu thuẫn theo cách “hỏi và hiểu”. Hỏi để giúp các bé thuật lại vấn đề và từ đó để bé hiểu. Đừng dùng lời la mắng trách phạt ngay, mà hãy hỏi và hiểu. Khi hỏi và hiểu, bạn có thể làm trọng tài hoặc cho 2 bé tự giải quyết sau khi các bé hiểu. Nếu có 1 bé nhỏ hơn 15 tháng tuổi, thì có thể áp dụng cho bé lớn hơn để bé lớn hiểu. Nếu thực sự vấn đề nằm ở bé nhỏ hơn 15 tháng tuổi, có thể dùng kỹ thuật hướng chú ý sang điều khác để giải quyết cho bé lớn vì thực tế độ tuổi này bé nhỏ chưa thể hiểu “đến lượt”. Tuy nhiên, khi trẻ qua 15 tháng tuổi các trò chơi đến lượt có thể giới thiệu và cách xử lý phải công bằng và theo lượt nếu cả hai cùng giành 1 món đồ chơi chẳng hạn.

3. Tạo điều kiện và thời gian cho các bé chơi cùng nhau trong 1 trò chơi, đặc biệt các trò chơi tới lượt. VD. cả nhà chuyền banh vòng tròn. Điều này sẽ tạo ra 1 khoảng thời gian nhất định món đồ rời khỏi tay trẻ và được quay trở lại sau đó. Nó giúp trẻ nhận ra đồ chơi có thể chia sẻ. Điều này giúp ích cho các cuộc xung đột giành đồ chơi cho các bé < 5 tuổi vì thường các bé chưa hiểu rằng đồ chơi bị lấy khỏi tay có thể hoàn về.

4. Tránh bao gồm trong các cuộc tranh luận bằng lời, đặc biệt các lời méc vô hại. Khi đứa trẻ chạy đến méc bạn điều gì, nếu vô hại, hãy bỏ qua và nói: “Mẹ không biết, tuy nhiên nếu 2 đứa đang chơi mà tranh cãi thì mẹ sẽ cất món đồ đó ngay, và sẽ không được chơi cho đến ngày mai”. Tuy nhiên, nếu có vũ lực xảy ra, bạn cần phải có mặt, dùng kỹ thuật hỏi và hiểu, giải quyết nghiêm khắc và đứng về phía lẽ phải, tỏ thái độ nghiêm với người gây ra vũ lực. Thể hiện quan điểm rõ ràng: “đánh/cắn là hành vi mẹ không chấp nhận dù bất cứ lí do gì”. Điều này đồng nghĩa chấm dứt ngay trò chơi hoặc tịch thu đồ chơi trong 1 ngày và người gây ra vũ lực sẽ bị phạt (VD không được sử dụng đồ chơi trong 2 ngày). Hình phạt phải được thực thi và đi cùng với lời tuyên bố của bạn thì hành vi của trẻ sẽ thay đổi.

5. Luôn tôn trọng sự riêng tư của trẻ. Phạt hay răn đe là có thể làm, nhưng đừng mang trẻ xỉ nhục trước anh chị em hay người khác, điều này sẽ hình thành 1 loại tổn thương khác. Nếu xảy ra nơi đông người như nhà thờ, siêu thị thì hãy dẫn bé ra ngoài và 1 góc ít người qua lại mà xử lý bé, hơn là chửi đánh bé giữa chỗ đông người.

6. Luôn có những cuộc nói chuyện và họp giữa các thành viên gia đình như trò chuyện và đọc sách cùng nhau. Đó cũng là 1 cách giúp tình cảm của các anh chị em được phát triển.

7. Với trẻ sinh đôi cùng trứng hay khác trứng, dù bé có giống nhau về hình dáng hoặc cùng thời điểm sinh ra, nhưng tính cách và cách đáp ứng được quan sát là khác nhau. Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ khuyên cha mẹ nên đối xử các bé là những cá thể riêng biệt với các cách ở trên.
Khi bạn đã có 1 bé và bắt đầu có 2 bé sinh đôi thì mâu thuẫn của bé lớn hơn (thường gấp đôi) với 2 em sinh đôi của mình cũng sẽ lớn vì bạn thường dành thời gian cho 2 bé nhỏ sinh đôi. Do đó, bạn cũng cần phải dành thời gian với bé lớn, giúp bé lớn hiểu là bạn cần sự giúp đỡ của bé lớn trong yêu thương các em. Phải dành thời gian bên nhau cho cả 3 bé, cho bé lớn yêu thương từng bé em của mình. Do đó, việc dạy trẻ biết yêu thương anh chị em mình hơn là điều rất quan trọng trong cuộc sống.

Nguồn: Facebook: Anh Nguyen

Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti

Xem thêm: https://mota.com.vn/

No products in the cart.