PHẦN 3.1 NHỮNG LƯU Ý LỚN KHI HỖ TRỢ BÉ CHƠI

Mặc dù hơi vỡ mộng nhưng sự thật phần lớn em bé sẽ chẳng chơi như những gì chúng ta đã tưởng tượng. Nếu bé chỉ quan tâm đến một chi tiết nhỏ của đồ chơi thì vẫn không sao cả vì bé vẫn có hứng thú với chúng. Đồ chơi giai đoạn này mục tiêu chính là để bé rèn luyện kỹ năng vận động tinh, vận động thô. Vậy thì em bé vẫn đang phát triển theo điều mà chúng ta mong chờ đó là cầm nắm, trườn, bò. Vì vậy, ba mẹ hãy tạo tối đa cơ hội cho bé được tự do phát triển nhé.

Việc có quá nhiều đồ chơi xung quanh cũng sẽ khiến bé bối rối, bởi sự tò mò của em bé là vô hạn, mặc dù bé vẫn chơi với mọi thứ nhưng ba mẹ có thể thấy lúc này bé hoàn toàn không có sự tập trung nào.

Đôi khi chính cách hướng dẫn của chúng ta sẽ khiến tư duy của bé bị rào buộc và bó chặt trong khuôn khổ đó. Vì vậy, trước khi vội đưa ra hướng dẫn bé cách chơi như thế nào, hãy để bé được tự do khám phá, thử và sai,… điều này sẽ nuôi dưỡng sự sáng tạo của bé không ngừng phát triển.

0-3 tuổi là giai đoạn nạp ngôn ngữ và bé cực kì cần sự tương tác qua lại với mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cách tương tác để tránh làm ảnh hưởng đến sự tập trung tạm thời của bé.

Hãy ở cạnh quan sát bé hoạt động và tương tác khi thấy dấu hiệu bé muốn được tương tác, khi bé đã hoàn thành 1 bước hoặc đã kết thúc hoạt động. Tương tác ở đây có thể là những câu cảm thán “woa, oh, tuyệt vời…”, biểu cảm bằng nhiều nét mặt và mô tả lại hoạt động bằng những câu ngắn đồng thời cung cấp thêm từ vừng cho bé như là: “Đây là quả bóng, con vừa thả bóng vào lỗ đấy”.

Trong trường hợp nếu bé làm chưa đúng, ba mẹ hãy gợi ý để bé thử lại hoặc làm mẫu cho bé quan sát.

Chúng ta tránh khẳng định rằng bé sai hay là cảm thán “sao hướng dẫn mãi mà con vẫn chưa làm được vậy?”, vì đây là giai đoạn học hỏi và khám phá, bé luôn muốn thử và thử, chúng ta chẳng thể biết được tâm trí bé đang muốn thử nghiệm điều gì để ta khẳng định điều đó đúng hay sai.

Đừng bao giờ giúp trẻ một nhiệm vụ mà mình cảm thấy trẻ có thể tự làm được.” Hãy để bé tự vật lộn giải quyết vấn đề của mình, điều này sẽ giúp bé xây dựng cả năng lực và sự tự tin, khi bé thực sự cần hỗ trợ bé sẽ cho ta biết bằng nhiều cách khác nhau. Thành công sẽ ngọt ngào biết bao khi bé biết mình đã cố gắng thế nào để đạt được!

Khi cho bé tự do khám phá, mẹ sẽ thấy rõ cách bé tư duy, vận động, phối hợp các kỹ năng,… như thế nào. Hãy ghi nhớ và so sánh sự phát triển của bé qua từng ngày, ba mẹ sẽ thấy bé thay đổi và phát triển ra sao. Qua đó, nếu có kỹ năng nào chưa tốt ba mẹ cũng dễ dàng nhận thấy và tìm ra cách hỗ trợ bé tốt hơn.

Về vị trí ngồi, hãy ngồi bên phía tay thuận của bé khi hướng dẫn. Việc này sẽ giúp tạo không khí thoải mái, bé ít bị áp lực. Tránh ngồi đối diện sẽ dễ tạo cảm giác căng thẳng, bé phân tâm. Ngoài ra, việc ngồi như vậy sẽ thuận thiện cho mẹ hỗ trợ và bé quan sát được thuận chiều.

Nếu sau khi giới thiệu và hướng dẫn nhưng bé vẫn không hứng thú, ba mẹ hãy thông báo: “Nếu con chưa muốn chơi, vậy con cùng ba/mẹ cất chúng đi nhé!” đồng thời nâng tay bé cùng làm. Đặt đồ chơi lên kệ, ở vị trí cố định mà bé có thể quan sát mỗi ngày và chủ động lấy được: “Khi nào con muốn chơi thì hãy lại đây lấy nhé!”.

No products in the cart.