Gương được xem là một sự bổ sung đẹp đẽ và đơn giản cho căn phòng của bé. Bất kể bé đang ở độ tuổi nào, gương cũng đều có một lợi ích nhất định đối với sự phát triển của bé.
Các nhà tâm lý học trẻ em tin rằng trẻ không nhận ra mình trong gương cho đến khi chúng được 18 tháng tuổi.
Giống như một bài tập về nhận thức, khi bé di chuyển cơ thể trong khi nhìn vào gương, bé sẽ thấy “bé khác” cũng đang thực hiện những chuyển động giống hệt mình. Khi bé nhận ra điều này cũng chính là lúc bé nhận thức được đứa trẻ trong gương. Đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị về nhân – quả dành cho bé dưới 1 tuổi.
Lợi ích của việc sử dụng gương cho bé:
Khuyến khích bé vận động thô: trườn, bò, vịn đứng, đi men.
Hỗ trợ bé phát triển ý chí, điều chỉnh cảm xúc và hành vi cá nhân.
Phát triển ngôn ngữ nói: giữ cân bằng cơ thể và “ê, a” liên tục cùng “bạn gương”
Hỗ trợ bé phát triển nhận thức: nhận thức về bản thân và cơ thể, nhận thức về sự
chiếm hữu của cơ thể và sự chuyển động của cơ thể mình trong không gian.
Thông qua vận động và các hình ảnh phản chiếu qua gương, bé tiếp thu nguyên nhân – kết quả của hàng loạt những chuyển động bên trong gương, từ đó khi liên kết lại bé hiểu được rằng người bên trong gương chính là bé. Quá trình này kéo dài đến khi bé được khoảng 15-18 tháng tuổi bé mới nhận thức được. Cũng tại thời điểm này, gương gần như trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày của bé, ba mẹ có thể hướng dẫn bé các hoạt động chăm sóc bản thân thông qua việc soi gương hàng ngày. Ví dụ như: hướng dẫn bé cách chải tóc khi nhìn vào gương, cách dùng khăn để lau mặt hay cách lựa chọn và kiểm tra trang phục vào buổi sáng trước khi ra khỏi phòng. Tất cả điều này đều hướng tới sự độc lập của bé.