Nôi ru ngủ tự động có thật sự tốt cho bé?
Bản năng của con người đều tự ngủ khi buồn ngủ, ăn khi đói, uống khi khát… Tuy nhiên, với mục đích để tiện lợi hơn cho người lớn mà con người đã tạo ra những chiếc nôi ru ngủ hiện đại nhiều tính năng và áp đặt trẻ vào tình thế phải nhận sự hỗ trợ không cần thiết, ngăn cách trẻ khỏi sự độc lập.
Nôi ru ngủ mô phỏng lại tư thế đung đưa lúc chúng ta bế ẳm bé giúp cho bé dễ vào giấc ngủ hơn. Mỗi chiếc nôi này có kết hợp các tính năng cơ bản như mức độ rung lắc mạnh yếu khác nhau, nhận biết giọng khóc, bó bé trong đai thắt an toàn. Khi bé thức dậy và khóc, nôi nhận ra tiếng khóc sẽ lắc mạnh hơn để ru bé vào giấc ngủ lại.
Ngoài ra, nếu xét về góc độ khoa học thì sự rung lắc của nôi không tốt cho sự phát triển não bộ của em bé sơ sinh. Vì trong hộp sọ và cột sống của bé giai đoạn này vẫn còn nhiều khoảng trống và chính sự rung lắc máy móc này có thể làm đứt gãy các liên kết nơ-ron bên trong não bộ của trẻ.
Sau tất cả, bỏ qua lợi ích giúp bé nhanh ngủ, ba mẹ có nhận ra rằng: em bé giống như đang bị trói vào một cái máy và bị bỏ lơ những nhu cầu của bản thân bé không?
Nếu không có nôi ru ngủ, chúng ta cần làm gì để giúp bé ngủ ngon giấc?
- Thiết lập một lịch sinh hoạt cố định và lặp lại giữa các ngày để tạo nên đồng hồ sinh học cho bé. Lưu ý rằng: chúng ta cho bé ăn no để chơi, không phải ăn no để ngủ. Ví dụ: ngủ – dậy – làm sạch tã – nói chuyện/ chơi – bú – chơi – ngủ.
- Không gian yên lặng, không quá sáng. Quần áo và bỉm khô thoáng, thoải mái.
- Nếu bé ngủ thường xuyên giật mình, ba mẹ có thể dùng 1 cái chăn gấp cuộn lại, đè vắt ngang bụng bé sao cho khi bé quơ tay/ chân thì chăn không có khả năng vướng vào và không bị lấp mặt của bé
Đặc biệt, cơ chế ngủ của bé sơ sinh là ngủ động – trạng thái ngủ đảm bảo an toàn cho bé. Chúng ta không nên quá mong đợi rằng bé sẽ ngủ xuyên đêm, vì ngay cả người lớn cũng có những nhu cầu riêng cần giải quyết thì ta không thể đòi hỏi điều này ở một em bé đang tập thích nghi với thế giới này.