PHẦN 3.7. TRẺ CHẬP CHỮNG VÀ CÁC BÀI TẬP THĂNG BẰNG

Khi đi vững, trẻ sẽ bắt đầu chạy. Trẻ luôn muốn di chuyển cơ thể theo một cách mới. Khi mới tập đi, trẻ sẽ tập trung vào việc giữ thăng bằng cơ thể. Trẻ cần thời gian luyện tập để hoàn thiện kỹ năng và tự tin hơn khi bước đi, chạy nhảy hay leo trèo,…

Khi quan sát những trẻ trong độ tuổi này, chúng ta sẽ thấy sự nỗ lực rất lớn của trẻ. Trẻ dồn nỗ lực tối đa để nhấc/ cầm/ kéo/ mang một vật nặng hơn những gì mà người lớn cho rằng trẻ có thể cầm. Trong thời điểm này trẻ cũng thích đẩy và kéo các đồ vật nặng. Nếu không có các phương tiện để thực hiện việc đẩy hoặc kéo này, trẻ sẽ đẩy, kéo các đồ nội thất trong nhà.

Trẻ cũng thích khám phá bậc cầu thang. Thời gian đầu làm quen, trẻ dùng 2 tay bám vào thanh vịn/ bậc thang để đi lên từng bước một. Sau một thời gian trẻ có thể tự tin bước lên cầu thang với 1 tay vịn và bước chân lên ở tư thế thẳng đứng.

Trẻ cũng thích leo trèo và trượt xuống cầu tuột, máng trượt,…

Trẻ bắt đầu thích chạy xe 3 bánh (xe chòi chân), tập dùng chân để di chuyển xe.

Trẻ thích nhún nhảy. Trẻ mới biết đi đã biết cách khuỵu gối nhún chân nhưng chưa biết cách nhấc chân lên cao để nhảy. Trẻ đang nỗ lực để thực hiện những cú nhảy bật người lên hoặc đơn giản là nhảy theo điệu nhạc,…

Trẻ thường khám phá việc leo trèo bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta không nên vì nhanh – gọn – lẹ mà bỏ qua sự nỗ lực của trẻ và đặt trẻ vào tư thế sẵn sàng. Ví dụ: Khi trẻ muốn treo lên cầu tuột, chúng ta không giúp bằng cách vội vã bế và đặt trẻ ở trên cao chỗ bắt đầu tuột. Hãy để trẻ tự chạm tới nỗ lực khám phá, trẻ sẽ tự lựa chọn làm những gì mà trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng.

Chúng ta cần đặt niềm tin vào các cột mốc phát triển của trẻ, cho phép trẻ khám phá về vận động cơ thể và tất cả những gì trẻ có thể làm được. Trao cho trẻ cơ hội được tự làm, tránh can thiệp vào công việc và cắt ngang sự nỗ lực của trẻ.

No products in the cart.