Tôi có mười anh chị em ruột trong nhà, chưa kể các anh chị em họ con của các chú nữa. Và tôi nhận ra một điều rằng bất cứ đứa trẻ nào biết vâng lời thì đều rất được người lớn yêu quý và xem trọng. Nếu tôi là một người vâng lời, tôi sẽ không bao giờ có thể phát triển và nở hoa cho tính cá nhân của mình. Thế nên ngay từ thời thơ ấu, tôi đã bỏ hoàn toàn cái ý định về việc phải vâng lời ai đó để được họ yêu quý và xem trọng từ người khác.
Tôi đến nói với cha tôi:
– Con sẽ không luôn vâng lời đâu. Điều đó không có nghĩa con sẽ luôn cãi lời cha, nó đơn giản nghĩa là việc vâng lời hay không vâng lời hoàn toàn là do sự lựa chọn của con, Nếu con cảm thấy điều gì hợp lý, con sẽ làm theo… nó tùy thuộc vào trí thông mình của riêng con để phán đoán xem có nên nghe theo hay không mà thôi. Nếu con cảm thấy điều gì không hợp lý thì con sẽ từ chối.
– Đây là tuyên bố của con – cha có thể đồng ý hay không, điều đó là tùy ở cha nhưng con đã quyết định rồi…
Tôi nói:
– Cha có thể là cha con nhưng không có nghĩa cha có quyền trở thành trí thông mình của con, tính cách của con và cuộc đời của con.Tôi nói để cho cha hiểu hơn. Cha giúp sinh con ra nhưng nó không có nghĩa là cha sở hữu con. Con không phải một món đồ vật.
Tình yêu trở thành thật khi nó không bị sở hữu, khi nó không biến bạn thành đồ vật. Tình yêu trở thành thật khi nó chấp nhận trí thông mình của bạn, tính cá nhân của bạn, tự do của bạn. Và nó mang lại cho bạn sự tôn trọng của người khác dù cho bạn chỉ mới là một đứa trẻ.
Thời thơ ấu của tôi là một cuộc chiến thường xuyên với cha tôi. Ông ấy là một người đáng yêu, rất hiểu biết, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn như bao người cha khác khi thường xuyên nói “con PHẢI làm điều này, điều kia” và tôi luôn đáp lại là:
– Cha không thể ép con PHẢI làm gì được, cha chỉ nên gợi ý thôi và hãy nói rằng nếu con thích con hãy làm, nếu con không thích, thì thôi. Việc con nên làm là quyết định của con, không phải của cha. Con sẽ vâng lời với những gì là chân lý và tự do, Con có thể hi sinh mọi thứ cho chân lý, cho tự do, cho tình yêu, chứ không phải cho sự nô lệ. Và từ “PHẢI” của cha thì quá nặng mùi nô lệ.
Tôi nói:
– Cha hãy rút bỏ chữ “PHẢI” của cha đi đã. Hãy cho con không gian và quyền để quyết định liệu con có muốn nói “có” hay không, và cha cũng đừng phật lòng nếu con nói “không”. Đây là cuộc sống của con, con phải sống nó, và con có mọi quyền để sống nó theo cách riêng của con. Cha có nhiều kinh nghiệm hơn, cha có thể gợi ý, cha có thể khuyên nhủ, nhưng con sẽ không nhận mệnh lệnh từ bất kì ai.
– Đây mới là cách thể hiện tình yêu đích thực cha dành cho con.
Không Áp đặt.
Mota Montesori- Lược trích Đứa trẻ nổi loạn – Osho
Xem thêm: Các bài viết đồng hành cùng con theo Montessori
Xem thêm: https://mota.com.vn/