Tâm lý và kỹ năng của bé giai đoạn 0-3 tháng

PHẦN 1.4: TÂM LÝ VÀ KỸ NĂNG CỦA EM BÉ 0-3 THÁNG

Tâm lý và kỹ năng của em bé trong giai đoạn này:

Làm gì khi em bé khóc?

Hãy nhớ rằng: không để mặc bé khóc vì lâu dần điều đó sẽ làm tổn thương cảm xúc bên trong của bé. Tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt của em bé sơ sinh chưa biết nói. Cũng là cách để thông báo với mọi người rằng bé đang cần được giúp đỡ. Tiếng khóc thể hiện nhiều nhu cầu khác nhau của bé: có thể là đói, là mệt, là gắt ngủ hay chỉ đơn giản là để tìm mẹ…

Hầu hết ai trong chúng ta cũng hiểu điều này. Tuy nhiên khi nghe thấy bé khóc, theo phản xạ chúng ta liền cảm thấy hoảng hốt rồi lo lắng. Vậy làm sao để không bị những phản xạ bản năng này chi phối, đồng thời giúp thời gian ở bên con vui vẻ và thư giãn hơn? Ba mẹ hãy cùng thực hiện các bước sau đây nhé:

  • Giữ bình tĩnh bằng cách hít thở sâu hoặc những cách mà ba mẹ đã làm hàng ngày.
  • Đến bên cạnh, không gấp gáp mà hãy nhẹ nhàng công nhận tiếng khóc của bé để trấn an: “Mẹ nghe thấy con rồi”, “Mẹ đang đến đây”, “Con đang cần mẹ giúp gì à?”,…
  • Quan sát để tìm nguyên nhân bé khóc và thỏa mãn bé. Nếu đã biết lý do bé khóc, nhẹ nhàng mô tả lại để bé dần nhận thức và cảm thấy được xoa dịu “Ồ, con thức rồi à Mẹ không ở đây nên con khóc tìm mẹ à? Mẹ luôn ở đây mà”.
  • Hãy thông báo trước khi làm điều gì đó, ví dụ: khi muốn bế bé lên “Mẹ bế con nhé”.

Fanpage Mota Montessori: https://www.facebook.com/MotaMontessori

Đón đọc phần tiếp theo: Phần 2 – Đồ chơi Montessori cho em bé từ 0-3 tháng tuổi: https://mota.com.vn/phan-2-do-choi-montessori-cho-em-be-tu-0-3-thang-tuoi-p-1/

No products in the cart.