Tính xã hội của trẻ là gì? Có phải những đứa trẻ chơi cùng với nhau, chia sẻ đồ chơi với nhau, chơi thành từng nhóm với nhau… thì chúng có tính xã hội hay không?
Người lớn thường các tổ chức các hoạt động nhóm, những buổi dã ngoại, những giờ giải lao ngắn ngủi, những trò chơi trên 2 trẻ làm việc cùng… có phải là những hỗ trợ tính xã hội của trẻ?
Đời sống xã hội của trẻ có phải là việc ngồi cùng nhau lắng nghe một giáo viên hoặc ai đó trong lớp học?
Những đoạn sau được trích lược và thay đổi thứ tự nội dung từ sách Trí tuệ thẩm thấu chương 24 trang 317, tác giả Tiến sĩ Maria Montessori.
Một bà mẹ có thể có 6 con, nhưng gia đình không gặp vấn đề gì cả. Nếu trong số đó có cặp sinh đôi, sinh ba hoặc sinh tư, thì khi ấy mới bắt đầu khó khắn, vì bà mẹ sẽ mệt mỏi khi phải giải quyết với bốn đứa trẻ cùng có nhu cầu như nhau. Bà mẹ có sáu đứa con ở các độ tuổi khác nhau cũng ít gặp khó khăn hơn bà mẹ chỉ có 1 con. Trẻ là con một bao giờ cũng khó dạy. Khó khăn thực sự không nằm ở chỗ đứa trẻ được nuông chiều, mà ở chỗ đứa trẻ không có “xã hội” và nó phải chịu thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác. Các gia đình thường gặp khó khăn với đứa con đầu lòng, nhưng với những đứa con sinh sau hì không, họ nghĩ đó là do họ có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng thực sự là bởi vì trẻ em phải có anh em (phải có xã hội của chúng).
Môi trường Ngôi nhà trẻ thơ được vận hành theo phương pháp Montessori là một môi trường được chuẩn bị và sắp đặt đồ dùng một cách khoa học, có mục đích. Những đồ vật này không phải được chọn lựa một cách tùy tiện, mà là những đồ vật được qui định đặc biệt dựa trên những trải nghiệm với chính trẻ em. Trong một lớp học đông trẻ em thì mỗi bộ học cụ chỉ có duy nhất một đồ vật. Nếu một đứa trẻ muốn dùng một đồ vật nào đấy mà lúc ấy đã có trẻ khác đang dùng, nó không được phép dùng và khi trẻ em đã được bình thường hóa thì chúng sẽ đợi cho đến khi trẻ kia dùng xong… Đứa trẻ biết mình phải tôn trọng những đồ vật đang được người khác sử dụng, không phải bởi vì ai đó đã bảo nó phải làm thế. Lớp học có đông trẻ em, nhưng mỗi đồ vật chỉ có một bản sao, vậy cách duy nhất là phải đợi… Thông qua trải nghiệm này, chúng ta cũng phát triển được một đức tính xã hội của trẻ nữa đó là: tính kiên nhẫn. Những đặc điểm tiêu biểu của tính cách mà chúng ta vẫn gọi là “đức hạnh” tự chúng xuất hiện. Ta không thể dạy kiểu luân lý này cho trẻ em 3 tuổi, nhưng có thể dạy chúng thông qua sự trải nghiệm. Trẻ em ở bên ngoài xã hội ở độ tuổi này thường có thói quen giật đồ chơi của nhau, nhưng trẻ em ở môi trường Ngôi nhà trẻ thơ biết chờ đợi. Người ta có hỏi: “Làm sao các vị có thể có được thứ kỉ luật này ở những đứa trẻ còn nhỏ như vậy?” Đó là vì môi trường được chuẩn bị và trẻ em được tự do trong đó, bằng cách ấy, trẻ em trong Ngôi nhà trẻ thơ có một số phẩm chất nhất định mà trẻ em từ 3 đến 6 tuổi ở nơi khác và rất nhiều người trưởng thành từ 25 đến 30 tuổi cũng không có!
Xã hội bao giờ cũng thú vị, bởi vì nó bao gồm những kiểu người khác nhau. Khi một lớp học có đông trẻ em thì những khác biệt về tính cách được bộc lộ, và trẻ em có thể có những trải nghiệm khác nhau. Lớp học có ít trẻ em thì những điều này không xảy ra. Thực thế, trẻ em hoàn thiện mình được nhiều nhất thông qua những trải nghiệm xã hội này.
Các môi trường Ngôi nhà trẻ thơ đã cho thấy trẻ em ở các độ tuổi khác nhau giúp đỡ lần nhau, những trẻ nhỏ hơn thấy những gì trẻ lớn hơn làm và tìm hiểu về điều đó, những trẻ lớn hơn sẽ giải thích. Đây đích thực là giảng giải, sự giải thích của một trẻ 5 tuổi gần với trình độ hiểu biết của một trẻ 3 tuổi nên trẻ 3 tuổi có thể hiểu một cách dễ dàng, trong khi người lớn không thể chạm trí thông minh này của trẻ. Tất cả những trẻ lớn hơn đều trở thành người hùng và người thầy, còn tất cả những trẻ nhỏ tuổi hơn là những kẻ ngưỡng mộ vĩ đại… Ví dụ: Một giáo sư đại học nói chuyện trước những người mù chữ và những người mù chẳng hiểu gì cả, vì thế nếu đề nghị họ làm việc với những người mù chữ sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Ở những trường mầm non không theo phương pháp Montessori, đúng là những trẻ có khả năng hơn sẽ dạy những trẻ khác, nhưng giáo viên thường không cho phép điều đó xảy ra. Họ chỉ đơn thuần yêu cầu những đứa trẻ có khả năng đưa ra câu trả lời chính xác khi những trẻ khác không trả lời được, và như thế làm xuất hiện TÍNH GHEN TỊ. Trẻ nhỏ tuổi hơn không có sự ghen tị, chúng không thấy xấu hổ vì được một trẻ lớn hơn dạy, vì chúng biết mình nhỏ hơn và cảm thấy khi chúng lớn lên thì chúng cũng có thể làm như vậy. Ở những trường học kiểu cũ, cách duy nhất để đạt tới trình độ cao hơn là bằng sự cạnh tranh, cạnh tranh có nghĩa là ganh tị, ganh ghét, là làm nhục nhau và tất cả những điều này khiến cuộc sống trở nên căng thẳng và dẫn tới thái độ chống đối xã hội. Những đứa trẻ thông minh trở nên kiêu ngạo và thâu tóm quyền lực đối với những đứa trẻ khác, trong khi đó ở Ngôi nhà trẻ thơ – một đứa trẻ 5 tuổi thấy mình là một người che chở cho đứa trẻ 3 tuổi. Ở những trường mầm non không theo phương pháp Montessori, trẻ em chỉ biết: “Bạn đó được giải nhất, bạn kia bị điểm 0”…
Trí tuệ thẩm thấu chương 24 trang 317 – Theo giáo viên Montessori của Mota ghi lại.
Xem thêm: Các bài viết đồng hành cùng con theo Montessori
Xem thêm: https://mota.com.vn/