Một thực trạng buồn và gây nên hậu quả xấu hiện nay của các bậc làm cha mẹ có con trong độ tuổi từ 0 – 6 mà tôi thấy: 1. Tập nhiễm làm trẻ con hư từ thói xấu của người lớn. Trẻ trong độ tuổi này rất nhạy bén, có thể chưa nói được nhưng nhìn qua có thể hiểu và làm theo những hành động, cử chỉ của ông bà cha mẹ, đồng thời ghi nhận vào “trạm kí ức” của trẻ. Vậy mà các bậc làm cha mẹ ít biết điều này, thấy trẻ làm được cứ “gợi” và mừng vui vì cho rằng đó là sự phát triển của trẻ. Chính điều đó đã làm cho trẻ con hư, tại hại vô cùng.
2. Cho trẻ xem điện thoại và nghe những bài hát không phù hợp với lứa tuổi. Nhiều người quan niệm vì công việc bận bịu không giữ được trẻ hoặc để trẻ chịu ngồi yên thì cho trẻ xem điện thoại coi như yên chuyện. Điều đáng nói hơn nữa là cho xem, chơi những game bạo lực hoặc những bài nhạc “chế dung tục” để trẻ cười vui. Các bậc phụ huynh không hề biết rằng, cho trẻ con xem điện thoại quá sớm hoặc không kiểm soát dễ làm ảnh hưởng đến mắt, tri não… của trẻ, bên cạnh đó việc cho nghe những bài hát không phù hợp lứa tuổi là sự giáo dục sai lầm đáng tiếc. Trong nghiên cứu của TS Thúy Phạm Thị cũng chỉ ra rằng “Giáo dục âm nhạc bằng những bài hát thiếu nhi với nội dung giản dị nhưng giúp trẻ nhận thức được thế giới hoặc mang tính giáo dục cao”.(Trích Trau dồi thẩm mĩ cho trẻ – Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0 – 6 tuổi, Nxb Khoa học xã hội, tr. 113).
3. Chửi thề, văng tục trước mặt trẻ. Có những trường hợp sau đây:+ Vì quá thương, cưng trẻ con mà không có ngôn từ nào để biểu cảm nên chửi thề như mắng yêu. + Chửi thề vì bức xúc thái độ hoặc hành vi của trẻ. Chính những điều này tạo thành tập tính và là tấm gương phản chiếu trong cách dạy con của cha mẹ. Gặp những trường hợp tương tự, trẻ sẽ có những phản ứng, thái độ tương tự và cho rằng trẻ hỗn hào. Dưới góc độ sư phạm và từng trao đổi với nhiều phụ huynh thì đa số các bậc cha mẹ đều thừa nhận chính họ làm trẻ con hư. Bởi nhà trường, thầy cô giáo không bao giờ dạy như thế. Ở trường thầy cô dạy dỗ theo hướng tốt trẻ tiếp thu khoảng 40%, 60% còn lại chính từ môi trường xã hội và gia đình.Còn rất rất nhiều những “tập quán gia đình” chứ không dừng lại bấy nhiêu đó. Thiết nghĩ rằng (quan điểm cá nhân), sự cách ly trẻ – nói theo hoàn cảnh dịch Corona – khỏi những môi trường gia đình như thế này lại là điều tốt.
Nguồn: FB Phạm Quang Mỹ
Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti
Xem thêm: https://mota.com.vn/