TRẺ LÊN 2 và TỪ ” KHÔNG”

🌈Chúng ta vẫn thường nghe cụm từ quen thuộc, “khủng hoảng tuổi lên 2”, để chỉ tính khí bướng bỉnh, ngang ngạnh, khó hiểu của những đứa trẻ lên 2. Vậy có thực sự trẻ lên 2 là sẽ như vậy? 
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa thật sự của hai từ “khủng hoảng” để hiểu về đứa con thiên thần của mình hơn nhé!

“Con ơi, tới giờ đi tắm rồi, đi tắm nha!
“Không.”
“Ăn cơm thôi nào!
“Không.”
“À, con muốn ăn rau không?”
“Không. Không. Khônggggggg!!!!.”

🌈Đối với trẻ chập chững, từ “ Không” có ý nghĩa và sức mạnh rất lớn, nó gây ra phản ứng và lôi cuốn người khác. Trẻ lên 2 này bắt đầu thử nghiệm cảm giác về việc tạo ra ảnh hưởng với người khác nên việc nói “Không” là một cách hiệu quả để đạt được mục đích đó. Hành động này là bước ngoặt về mặt nhận thức vô cùng thú vị. Từ một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn từ chuyện ăn- ngủ mặc-đi-chơi thì bây giờ trẻ lên 2 đã bắt đầu có những chuyển biến về mặt tư duy, biết đưa ra ý kiến của riêng mình. Vậy nên không có gì ngạc nhiên nếu con bạn thường hay nói “không” hoặc lớn tiếng phản kháng một cách thường xuyên. 

🌈Vậy chúng ta nên làm gì?
Đầu tiên, ba mẹ hãy bình tĩnh. Việc con bạn chống cự lại uy quyền của bạn thực sự là một bước lớn trong sự phát triển trí tuệ của con. Lúc này, con đủ nhận thức để hiểu rằng, con là một cá thể độc lập, con có sức ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy nên việc con thường xuyên nói ‘không” là để chọc tức bạn, xem giới hạn của con là đến đâu. Điều đó thể hiện rằng con đang mở rộng tri thức của con. Và hãy tự chúc mừng vì con của bạn, bé đang phát triển đúng.

🌈Một vài lời khuyên cho ba mẹ để cùng con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng đó là:

1. Đưa ra những lựa chọn có giới hạn: 
Hãy cho con được quyền lựa chọn trong phạm vi giới hạn của con. Ví dụ như, “Con muốn ăn táo hay ăn chuối?” “Con muốn tự làm hay mẹ giúp con làm” “con muốn tự đi hay mẹ bồng?”… Khi đưa cho con những lựa chọn có giới hạn nghĩa là bạn đã trao cho con quyền được chủ động cuộc sống của con, ba mẹ vẫn là người quyết định trong trường hợp này, nhưng con lại là người được lựa chọn 1 trong 2. Con bạn có thể vẫn từ chối lúc đầu. Chỉ cần đơn giản nhắc lại các lựa chọn, một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng mà không cần giải thích dài dòng. “Ba/mẹ nghe con rồi. Con muốn tự làm hay ba/ mẹ mặc giúp con??”

2. Ba mẹ hãy cẩn thận lắng nghe lời nói của mình với con.
Đảm bảo rằng bạn không nói “Không” quá nhiều. Hãy dùng những từ ngữ khẳng định với con. Thay vì nói, “Đừng chạy” bạn có thể nói “ Đi chậm thôi”, thay vì nói “không được leo trèo” hãy nói “ Nguy hiểm”. 
Nếu bạn đang từ chối con đối với điều gì đó, hãy nói “Ba/mẹ biết con thích…, nhưng hôm nay chúng ta sẽ…” Đa phần những trường hợp mà chúng ta nói “Không” một cách gián tiếp với con, chúng ta có thể chọn từ ngữ tích cực hơn và hoàn toàn tránh được từ “Không”. Lạm dụng từ “Không” quá nhiều như cách người lớn chúng ta vẫn hay làm sẽ lấy mất quyền năng của từ “Không” khi chúng ta sử dụng, và làm gương cho trẻ rằng đó là câu trả lời thích hợp nhất.

3. Thay vào đó, làm mẫu những cách nói “Không” khác. 
Học cách để nói lời từ chối với con. Thay vì nói ba mẹ không thích hay không muốn điều gì đó. Chúng ta nên thêm thắt để che đậy sự từ chối đó bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ hơn. “Mẹ biết con muốn ăn kẹo nhưng mà ăn kẹo thì không tốt cho sức khoẻ và sẽ làm răng con bị sâu…”

4. Hạ thấp giọng và thu hẹp khoảng cách: Với trẻ tập đi, bạn càng nói nhẹ nhàng và khoảng cách giữa bạn với trẻ càng thân mật bao nhiêu thì con sẽ láng nghe và chấp nhận bạn bấy nhiêu. Nhìn vào mắt con, cuí xuống ngang tầm con, chạm nhẹ vào con. Nhẹ nhàng nhắc con bằng hành động rằng bạn thấu hiểu con.

5. Biết khi nào nói Không.
Giả sử con bạn chạy lên phía trước khi cùng bạn qua đường. Bạn sẽ phải chụp giữ con lại, bế con lên và đưa con vào chỗ an toàn. Một khi đã an toàn, không có ích gì nếu bạn hét lên với con vì chạy vụt lên phía trước y. Thay vào đó, nhìn vào mắt con và nói với con thật cương quyết “Chỗ qua đường đó là rất nguy hiểm. Ba/mẹ phải bế con lên để giữ con được an toàn. Con chạy lên như vậy là rất nguy hiểm.

🌈 Cuối cùng, hãy nhớ rằng “khủng hoảng tuổi lên hai” thật sự không quá tồi tệ như vẫn bị hiểu lầm. Con bạn có thể bị giới hạn về ngôn từ, nhưng suy nghĩ và sự phát triển của con thì không hề phức tạp. Con chỉ đang thử thế giới để xem xem con có được an toàn, được yêu thương và có quan trọng hay không. Bạn càng đảm bảo với con rằng, con có tất cả những điều đó bằng lời nói, hành động và bằng phương cách nào đi chăng nữa đều giúp cho con và bạn cảm thấy tốt hơn.

🌸Theo giáo viên Montessori của Mota.

Xem thêm: Các bài viết đồng hành cùng con theo Montessori

Xem thêm: https://mota.com.vn/

No products in the cart.