TRẺ NHỎ CHƠI GÌ, HỌC GÌ VỚI MÔ HÌNH ĐỘNG VẬT?

Mô hình động vật là một món đồ chơi mà bất cứ ba mẹ nào cũng nên sắm cho các bé con của mình, bởi sắm đồ chơi theo sở thích cho con là một cách tốt nhất để giúp con học hỏi và đứa trẻ nào cũng có tình yêu đặc biệt với thế giới động vật từ rất sớm.
Những mô hình động vật khuyến khích trẻ tìm hiểu về các loài động vật, chúng giúp con hiểu và thực sự trải nghiệm sự khác biệt giữa các loài vật là gì. Kiến thức về động vật của trẻ rất lớn, trẻ không chỉ gọi tên và nhận biết được hàng trăm con vật khác nhau mà trẻ còn biết chúng sống ở đâu, ăn gì hoặc gọi tên các bộ phận cơ thể của con vật. Những mô hình động vật và một số cuốn sách liên quan sẽ là nguồn cảm hứng và tư liệu thôi thúc trẻ nghiên cứu chủ đề này.

Sau đây là một vài hoạt động cơ bản với mô hình động vật dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà Mota muốn giới thiệu ba mẹ và các thầy cô giáo có thêm ý tưởng để thực hành cùng con.

1. RỔ/ THÙNG GIÁC QUAN
Giỏ khám phá, giỏ kho báu là một giỏ mây nhỏ chứa đầy các vật phẩm mà con bạn được chào đón để khám phá chúng bằng tất cả các giác quan của mình. Khi chọn các con vật, hãy đảm bảo rằng chúng không có các bộ phận sắc nhọn có thể làm tổn thương con bạn. Hươu cao cổ là một trong những con vật hoàn hảo cho lứa tuổi này, nó không quá nhỏ và cũng không quá to như Voi, hoặc có góc nhọn như Nai sừng tấm hoặc Voi ma mút…Thùng giác quan- đây là một hoạt động giác quan rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì chúng ta trải nghiệm và học hỏi thông qua các giác quan của mình. Điều cần thiết là phải kích thích những giác quan đó. Cách làm một thùng giác quan rất đơn giản, chỉ cần một cái hộp lớn (hộp nhựa, hộp đựng giày…) rải một ít giấy cắt vụn, cát, cát động lực…và các mô hình động vật. Đưa cho con một cái muỗng lớn, con sẽ múc những con vật từ thùng này sang thùng khác, một chiếc nhíp hay kẹp để trẻ thực hiện hoạt động sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động của trẻ. Một chiếc kính lúp có thể giúp trẻ phát hiện những đặc điểm của các loài động vật.

2. DẠO CHƠI GIỮA THIÊN NHIÊN.
Tuỳ thuộc khu vực mà chúng ta sinh sống mà chúng ta có thể thấy được các loại động vật khác nhau nói chung. Ví dụ ở Việt Nam thì chúng ta dễ dàng bắt gặp con chó, mèo, gà, chim, cá…Vậy nên chúng ta cần mua những mô hình động vật của những con vật mà chúng ta khó có cơ hội gặp được. Ví dụ như chúng ta mua một mô hình con voi, thỉnh thoảng chúng ta sẽ mang chú voi này ra công viên, để chú voi này đi trên bãi cỏ, điều đó giúp trẻ dễ dàng hình dung ra được con vật trông sẽ như nào trong môi trường tự nhiên của chúng.3. HOẠT ĐỘNG GHÉP CẶPGhép cặp là một trong những kỹ năng toán học cơ bản nên việc thực hành nó là đều hết sức quan trọng. Hoạt động này thật sự thú vị đối với trẻ mới biết đi và trẻ nhỏKhi đọc những cuốn sách/ tạp chí có hình ảnh của một con vật nào đó, hãy nói với trẻ, “Wow, nhà mình có bạn khỉ này nè, con đi lấy tượng khỉ đến xem có giống không?”. Chắc chắn trẻ sẽ rất hào hứng chạy đến kệ và tìm bức tượng chú khỉ và mang đến ngay cho mà xem.

3. TÊN GỌI VÀ CÁCH PHÁT ÂM TÊN GỌI
Khi bạn nhận ra trẻ hào hứng với bất cứ con vật nào mà trẻ nhìn thấy, hãy đi theo mong muốn của trẻ, dạy trẻ tên gọi của con vật đó và lắng nghe âm thanh khi bé phát âm tên gọi của nó. Sau đó, hãy giới thiệu cho trẻ nhiều hơn nữa về con vật mà trẻ đang quan tâm, ví dụ như con vật đó kêu như thế nào? Ăn gì? Sống ở đâu?… Khi trẻ hào hứng một điều gì đó, nó như một dòng chảy thôi thúc sự tìm hiểu khám phá bên trong đứa trẻ, đây là lúc trẻ hấp thụ tất cả những thông tin mà bạn cung cấp cho con một cách thích thú và tập trung nhấtCác thẻ 3 phần Montessori hoặc những cuốn sách về động vật được ghép với một bức tượng nhỏ sẽ mang lại cho trẻ trải nghiệm các giác quan tốt hơn (thị giác, thính giác, xúc giác).

4. LÀM CHO VIỆC ĐỌC SÁCH TRỞ NÊN HÀO HỨNG HƠN
Hãy làm cho thời gian đọc sách trở nên hấp dẫn hơn bao giờ khi bạn có sẵn những mô hình động vật như những con vật trong sách, những trang sách sẽ trở nên sống động hơn bao giờ hết. Đây là một mẹo nhỏ “dụ dỗ” các bạn nhỏ yêu thích việc đọc sách.

5. TRÒ CHƠI NHÌN BÓNG ĐOÁN TÊN
Tất cả những gì bạn cần cho trò chơi bóng động vật là một căn phòng tối, một ngọn nến/ đèn nhỏ và một số mô hình động vật. Bạn có thể bắt đầu bằng cách khuyến khích trẻ đoán xem bóng tối in trên tường là của con vật nào. Nó không chỉ mang tính giải trí cho trẻ mà còn cho cả các bậc phụ huynh.

6. IN DẤU CHÂN LÊN ĐẤT NẶN
Tất cả những gì bạn cần là một ít đất nặn tự làm hoặc mua và một số mô hình động vật. Hướng dẫn trẻ in dấu chân của các con vật lên đất nặn và quan sát nó. Sau đó, bạn sẽ in dấu chân lên đất nặn và cho trẻ đoán xem đó là dấu chân của loài nào. Hoạt động này sẽ khiến trẻ bận rộn cả ngày dài.

7. ĐỘNG VẬT VÀ HOẠT ĐỘNG GHÉP CẶP THEO GIA ĐÌNH TỪNG LOÀI

Đây là một hoạt động tuyệt vời hỗ trợ sự phát triển các kỹ năng tư duy phân tích và tổng hợp hình ảnh của trẻ (rất quan trọng đối với các kỹ năng đọc viết và làm toán sau này).Nó rất đơn giản, bạn chỉ cần một con vật là ba, mẹ hoặc con và yêu cầu trẻ đi tìm các thành viên còn lại.

8. CƠ HỘI HỌC TẬP
Những mô hình động vật động vật có thể giúp việc tìm hiểu khái niệm đối lập trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách giải thích sự khác biệt về kích thước (lớn so với nhỏ) hoặc sự khác biệt về trọng lượng (nhẹ và nặng) của một số mô hình con vật và giúp trẻ sắp xếp chúng thành các nhóm. Sắp xếp là một kỹ năng toán học tiền đề. Vì vậy nhờ hoạt động này mà trẻ của bạn sẽ không chỉ học các mặt đối lập mà còn bắt đầu áp dụng tư duy logic vào cuộc sống hàng ngày.

Trên đây chỉ là những gợi ý về các hoạt động cơ bản dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, còn rất nhiều những hoạt động thú vị và sáng tạo cho trẻ lớn hơn Mota sẽ giới thiệu vào kỳ sau.

Theo giáo viên Montessori Mota.

Tham khảo nguồn bài viết tại: whatmumlove.com

Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti

Xem thêm: https://mota.com.vn/

No products in the cart.