Bai-viet-Noi-that-mam-non-1

Xu hướng thiết kế nội thất cho trường mầm non 2024

Xu hướng thiết kế “Nội thất cho trường mầm non” chuẩn Montessori 2024

Hiện nay, ngày càng có nhiều ba mẹ quan tâm đến phương pháp giáo dục Montessori để áp dụng cho con của mình từ đó xu hướng chuyển đổi mô hình từ trường mầm non truyền thống sang trường mầm non phong cách Montessori đang ngày càng cao.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi mô hình lớp học mầm non truyền thống sang Montessori đó chính là phần thiết kế “Nội thất mầm non” cho trường. Điều này yêu cầu người thiết kế phải có kiến thức rất sâu về Montessori, biết kết hợp giữa thẩm mỹ, an toàn và tính năng hỗ trợ tối đa cho phương pháp giáo dục Montessori.

Những năm gần đây, xu hướng thiết kế nội thất cho các trường Montessori tập trung vào việc tạo ra môi trường học tập hấp dẫn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Hãy cùng Mota theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về cách bố trí và những xu hướng phổ biến được sử dụng rộng rãi trong việc setup “Nội thất mầm non” Montessori mọi người nhé!

1. Không gian mở và linh hoạt

Nội thất cho trường mầm non - Lớp học Montessori cần được bố trí không gian mở, ít tường ngăn
Nội thất cho trường mầm non – Lớp học Montessori cần được bố trí không gian mở, ít tường ngăn

Không gian mở: Các lớp học Montessori thường được thiết kế với ít tường ngăn để tạo ra không gian rộng rãi, cho phép trẻ tự do di chuyển và khám phá. Bố trí các cửa sổ lớn giúp tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ tăng kết nối với thiên nhiên bên ngoài.

Nội thất linh hoạt: Sử dụng các module nội thất có thể dễ dàng di chuyển và tái cấu trúc như bàn ghế có bánh xe, kệ sách di động và thảm trải sàn có thể cuộn lại. Điều này giúp cho các giáo viên có thể dễ dàng thay đổi bố cục lớp học để phù hợp với các hoạt động khác nhau.

2. Sử dụng chất liệu tự nhiên

Gỗ tự nhiên: Sử dụng nội thất mầm non từ gỗ tự nhiên không chỉ thân thiện với môi trường mà còn tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi cho trẻ. Các loại gỗ phổ biến có thể kể đến như: gỗ sồi, gỗ thông và gỗ bạch dương,… Ngoài ra, nên kết hợp cây xanh và các vật liệu tự nhiên khác như tre, đá để trang trí và tạo không gian thoáng đãng cho lớp học.

Gợi ý một số nội thất mầm non cần phải có trong một lớp học Montessori:

  • Bàn gỗ, ghế gỗ.
  • Kệ sách gỗ.
  • Khay gỗ đựng học cụ.
Nội thất cho trường mầm non - Ghế gỗ cho trẻ từ 0-3 tuổi
Nội thất cho trường mầm non – Ghế gỗ

Xem thêm danh mục: “Nội thất mầm non”

3. Thiết kế an toàn và thân thiện

Bo tròn các góc cạnh: Tất cả các sản phẩm nội thất mầm non đều phải được bo tròn các góc để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây thương tích cho trẻ.

Vật liệu không độc hại: Sản phẩm phải sử dụng sơn và chất liệu sản xuất không chứa hóa chất độc hại, thể hiện rõ ràng và minh bạch thông qua các chứng nhận an toàn quốc tế như ASTM và EN71.

Nội thất cho trường mầm non - Thiết kế của sản phẩm đạt chuẩn cần được bo tròn kỹ càng và sử dụng chất liệu sơn an toàn cho trẻ
Nội thất cho trường mầm non – Thiết kế của sản phẩm đạt chuẩn

Một số sản phẩm nội thất cần được đảm bảo tiêu chuẩn an toàn như:

  • Bàn ghế với các cạnh bo tròn.
  • Thảm chống trượt.
  • Tủ đồ chơi có khóa an toàn.

Xem thêm các sản phẩm khác tại: “Nội thất mầm non Montessori”

4. Màu sắc tươi sáng và tự nhiên

Sử dụng màu pastel: Các gam màu nhẹ nhàng như xanh nhạt, hồng phấn và vàng nhạt để tạo không gian yên bình và dễ chịu cho trẻ. Vì đa phần các sản phẩm nội thất mầm non và đồ chơi Montessori đều được làm từ gỗ. Do đó, việc kết hợp các màu pastel với màu gỗ tự nhiên sẽ tạo được sự hài hòa và cân đối cho lớp học

Nội thất cho trường mầm non - Màu sắc hài hòa và bắt mắt sẽ giúp cho trẻ có hứng thú hơn khi học tập
Nội thất cho trường mầm non – Màu sắc hài hòa giúp cho trẻ có hứng thú hơn khi học tập

5. Khu Vực Học Tập Đa Chức Năng

Nội thất cho trường mầm non - Khu vực học về "Địa lý" trong 1 lớp học Montessori
Nội thất cho trường mầm non – Khu vực học về “Địa lý” trong 1 lớp học Montessori

Khu vực học tập theo chủ đề: Phân chia lớp học thành các khu vực nhỏ với các chủ đề khác nhau như: toán học, ngôn ngữ, nghệ thuật, và khoa học,… Mỗi khu vực phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ và giáo cụ Montessori phù hợp với chủ đề đó.

Không gian hoạt động nhóm: Trường nên tạo các khu vực thực hành riêng biệt cho các hoạt động nhóm, với bàn tròn và ghế nhỏ để trẻ có thể dễ dàng tương tác và học hỏi lẫn nhau hơn.

Gợi ý một số nội thất mầm non để phân chia lớp học thành nhiều khu vực:

  • Bàn tròn và ghế nhỏ
  • Kệ đựng dụng cụ học tập theo chủ đề
  • Thảm học tập theo chủ đề (ví dụ: thảm chữ cái, thảm số học)

Xem thêm: “Giáo cụ Montessori Standard”

Kết Luận

Xu hướng thiết kế nội thất cho trường mầm non Montessori năm 2024 phản ánh sự kết hợp giữa yếu tố an toàn, thân thiện với môi trường và tính linh hoạt. Bằng cách tạo ra những không gian học tập mở, sử dụng chất liệu tự nhiên, màu sắc hài hòa, các khu học tập và thực hành riêng biệt sẽ giúp cho lớp học Montessori của bạn trở nên đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Đầu tư vào việc thiết kế và sử dụng những sản phẩm nội thất mầm non chất lượng và đúng phương pháp có thể mang lại nguồn lợi ích lâu dài cho các cơ sở giáo dục mầm non Montessori và sự phát triển toàn diện của trẻ em.


Hệ sinh thái Mota Edu Solution

Tại Mota có cung cấp dịch vụ setup trọn gói tất cả sản phẩm liên quan đến lớp học Montessori, bao gồm:

  • Giáo cụ Montessori.
  • Nội thất mầm non.
  • Hệ thống quản lý mầm non.
  • Đào tạo và tư vấn 1-1 với chủ trường.

Nếu bạn đang có nhu cầu về mở lớp dạy Montessori hoặc chuyển đổi mô hình từ trường mầm non truyền thống sang trường mầm non Montessori hãy liên hệ ngay với Mota qua:

  • Số Hotline: 0943 79 79 08
  • Fanpage (5.6k followers): https://www.facebook.com/giaocumontessorimota

Hoặc điền form đăng ký nhận báo giá để được tư vấn một cách chi tiết và nhanh chóng nhất nhé!.


Nguồn thông tin tham khảo (từ các tổ chức lớn có uy tín trên thế giới):

  • Association Montessori Internationale, “Montessori Environments and Materials,” AMI.
  • International Children’s Interior Design Association, “Design Trends in Early Childhood Education,” ICIDA.
  • Harvard Graduate School of Education, “The Impact of Classroom Design on Learning,” HGSE.
No products in the cart.