KHI BẠN ĐI LÀM LẠI SAU SINH, TRẺ SẼ NHƯ THẾ NÀO?


Dù sớm hay muộn mỗi đứa trẻ ngày nay đều phải trải qua 2 giai đoạn khó khăn này. Thực ra mỗi đứa trẻ đều tự có cách để vượt qua. Điều này giúp trẻ trưởng thành và phát triển những kỹ năng xã hội mới. Nhưng, điều chúng ta cần quan tâm là những giai đoạn này gây khó khăn và ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Làm sao để giúp trẻ vượt qua nó nhẹ nhàng hơn?

Ảnh: Internet

GIAI ĐOẠN MẸ BẮT ĐẦU ĐI LÀM LẠI SAU SINH:
Thông thường khi trẻ tầm 4-6 tháng tuổi, phần lớn người mẹ sẽ phải đi làm lại sau sinh và gửi con vào nhà trẻ hay để ở nhà cho người khác trông. Lúc này, người mẹ có thể có nhiều cảm xúc như nhớ con, lo lắng liệu con ở nhà có ngoan không, liệu con có được bú sữa đầy đủ không, có khóc đòi mẹ không? Với bạn là như vậy, nhưng với trẻ những cảm xúc và sự nhớ nhung này còn tăng nhiều hơn. Tưởng tượng rằng hằng ngày trẻ đã quen với sự có mặt và yêu thương của bạn, nhưng bỗng dưng trẻ không thấy bạn nữa và phải chờ 1 thời gian lâu để gặp lại bạn. Cảm xúc khó khăn nhất có thể là vì trẻ chưa hiểu lí do vắng mặt của bạn. Một số trẻ sẽ chấp nhận điều này theo các cách khác nhau, có bé sẽ quen dần, có bé sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. VD, một số bé có thể hay quấy khóc khi gặp lại bạn hoặc biếng bú khi gặp lại mẹ.

Để trẻ thích nghi và phát triển tốt, đây là những lời khuyên bạn có thể tham khảo khi phải đi làm lại với trẻ dưới 2 tuổi:
1. Hãy chuẩn bị trước kế hoạch vắng mặt. Từ khi trẻ được 2 tháng tuổi, bạn nên chú ý về lịch bú và lượng bú của trẻ trong ngày. Bên cạnh đó, bạn nên cho bé bú theo nhu cầu, nhưng tránh để trẻ khóc đòi bú.


2. Vẫn duy trì tương tác và giao tiếp với trẻ. Đầu tiên, chúng ta nên hiểu tương tác và giao tiếp quan trọng với trẻ như thế nào? Dưới 6 tuổi, những kết nối thần kinh phát triển với tốc độ rất nhanh ở giai đoạn này. Theo ước lượng của TS. Winston, ĐH Imperial College London, Anh, cứ 1 mối nối hình thành sẽ nhanh chóng tạo ra 7000 mối nối khác. Sự hình thành các mối nối này phụ thuộc vào sự tương tác và giao tiếp của bạn và trẻ mỗi ngày.
Khi trẻ < 1 tuổi, tương tác bao gồm ôm ấp, tương tác da kề da, cho trẻ nằm sấp, mát-xa… Trò chuyện, đọc sách, hoặc tạo 1 số âm thanh và cười đùa với trẻ.•Trẻ từ 2-5 tuổi, tương tác cần lồng qua những hoạt động chơi như đố vui, tìm vật bị giấu, vẽ tranh, đọc sách, đưa trẻ đi dạo… Việc đọc sách nên lồng vào những hoạt động như đố vui, cho trẻ thuật lại và nghe lời phản biện của trẻ.
Vậy, khi bạn đi làm trở lại, bạn nên làm gì để vẫn đảm bảo sự tương tác và giao tiếp với trẻ. Đơn giản, bạn tham gia các hoạt động cùng trẻ khi ở nhà như chơi, cho trẻ bú, tắm cho trẻ. Trước khi rời nhà vào buổi sáng tranh thủ trò chuyện với trẻ 5-10 phút. Khi về nhà, đừng bế trẻ ngay, đơn giản dùng cử chỉ ngôn ngữ để trò chuyện với trẻ và sau đó có thể ôm ấp bế trẻ. Điều này giúp trẻ hạn chế hình thành nỗi lo chia cắt, mà bạn vẫn giúp trẻ tương tác với bạn.


3. Hãy cố gắng tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ. Khi đi làm về, trước khi cho trẻ bú, bạn vẫn nên dành 5-10 phút chơi và tương tác da kề da với trẻ. Để hạn chế việc bỏ bú mẹ, bạn nên tập giãn cách bú cho trẻ từ 4-6-8 tiếng trong 1 tuần trước khi đi làm. Nên chọn bình sữa có núm ti phù hợp với núm vú mẹ nhất để giúp trẻ vẫn bú được sữa mẹ trong khi bạn đi làm. Chọn bình sữa nên chú ý vào 2 điểm sau:
Chất lượng nhựa, phải đạt tiêu chuẩn an toàn cho trẻ nhỏ và không chứa BPA. VD, nhựa PPSU được xem là an toàn và thường được dùng cho các vật dụng dành cho trẻ nhỏ.
Chất lượng và kiểu dáng núm ti: Chất lượng núm ti nằm ở phần chất liệu phải mềm mại (100% silicon) và lỗ ti (quyết định tốc độ chảy của sữa). Nếu tốc độ chảy quá nhiều hoặc quá ít có thể làm trẻ biếng bú. Lượng sữa trẻ bú thường do trẻ tự kéo ra, do đó, lỗ ti cần được thiết kế đúng và bền để không bị giãn nở làm ảnh hưởng đến lượng sữa trẻ thực bú trong 1 chuỗi mút-lấy-nuốt.Khi chọn sản phẩm cho trẻ không nhất thiết phải chọn loại đắt tiền nhưng những vật tiếp xúc trực tiếp với trẻ cần an toàn. Ở VN, có thể chọn những loại bình phổ biến và an toàn cho trẻ như bình PPSU của Pigeon.

Để tránh trẻ không chịu bú bình, trước ngày đi làm 10 ngày, bạn nên bắt đầu giúp trẻ làm quen với bình. Ban đầu là bạn, sau đó luân phiên bạn và 1 người thân khác trong nhà cho trẻ bú bình, tốt nhất là người sẽ chăm bé khi bạn đi làm. Sau khoảng 3-4 ngày, người này sẽ cho bé bú bình. Chọn 1-2 thời điểm trong ngày để tập làm quen cho trẻ như sau khi tắm, sáng thức dậy sau 1 cữ bú bằng ti mẹ. Các cữ còn lại vẫn bú bằng ti mẹ bình thường.


Nguồn: Facbook Anh Nguyen

Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti

Xem thêm: https://mota.com.vn/

No products in the cart.