PHẦN 3.3. TỰ DO TRONG GIỚI HẠN

Trong Montessori, người ta thường nói: hãy để trẻ phát triển theo tự nhiên. Đây là một lời khuyên rất đúng, tuy nhiêntrách nhiệm của chúng ta là “dõi theo
trẻ” nghĩa là chúng ta sẽ quan sát sự phát triển, nhu cầu và khả năng của từng đứa trẻ để có sự hỗ trợ phù hợp và quan trọng hơn là để đảm bảo trẻ luôn được tự do phát triển một cách an toàn.
Bà Maria Montessori đã nói rằng:
“Để đứa trẻ làm theo ý thích khi trẻ chưa phát triển bất kỳ quyền kiểm soát nào là sự phản bội tự do”

Tự do trong giới hạn là gì?

Tự do trong giới hạn có nghĩa là trẻ được phép làm những điều trẻ thích nhưng trong một phạm vi nhất định. Giới hạn nên được thiết lập dựa vào sự an toàn của trẻ và môi trường xung quanh; và mọi người đều cùng cảm thấy được tôn trọng và thoải mái khi thực hiện.
Ví dụ

Tự do: Trưng bày đồ chơi lên kệ cho trẻ tự do lựa chọn và ở độ cao trẻ có thể tự lấy được.
Giới hạn: Trẻ chơi từng món một và cất món đó về chỗ cũ trước khi lấy món đồ chơi khác.Hoặc là dọn xong món này rồi bé được chơi tiếp hoặc nếu bé không dọn thì lần sau bé sẽ không được chơi món nào cả

Đặt giới hạn càng sớm càng tốt

Chúng ta không thể lúc nào cũng theo sát để cấm đoán và luôn miệng nhắc nhở trẻ. Điều này sẽ khiến tâm lý của trẻ luôn dè dặt, tự ti, khó chịu,… và chính chúng ta cũng chẳng thoải mái. Việc đặt ra giới hạn hợp lí và rõ ràng sẽ giúp người lớn tránh được những lần mất bình tĩnh, những cơn nổi giận hay những trận quát tháo với trẻ và giúp trẻ sớm nhận thức về điểm dừng. Những giới hạn này có thể điều chỉnh khi trẻ dần khôn lớn.

Hãy dừng lại khi trẻ không tuân thủ các giới hạn

Hãy dừng lại các hành vi không đúng, nhắc lại và làm mẫu cho trẻ như lần đầu, hãy cho trẻ biết cảm giác của chúng ta khi trẻ làm như vậy để cùng đồng cảm và thay đổi tốt hơn.

Đừng để những rắc rối của trẻ trở thành vấn đề của chúng ta.

Hãy để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình và chúng ta chỉ trợ giúp khi trẻ gặp khó khăn.
Ví dụ: Thay vì đánh vật với trẻ để trẻ chịu ăn, hãy chuẩn bị phần ăn đầy đủ và cho trẻ tự do quyết định lượng ăn trong thời gian phù hợp, chúng ta không cần quá chú ý vào trẻ, hãy quan sát và hỗ trợ nếu cần thiết, miễn là trẻ ngồi ăn ngay ngắn.

Hãy giữ thái độ nhất quán.

Đây là điều vô cùng quan trọng, bởi trẻ luôn muốn thăm dò chúng ta. Nếu “không được” chính là “không được”, trẻ sẽ biết điểm dừng và lời nói của chúng ta trở nên đáng tin cậy với trẻ. Nhưng nếu “không được” của ta lại thay đổi chỉ vì một trận la khóc, ăn vạ thì trẻ sẽ nghi ngờ những giới hạn đã đặt ra này có nhất thiết phải tuân thủ hay không và cứ thế trẻ áp dụng hết lần này đến lần khác vì chúng biết tiếng khóc của chúng có hiệu quả.






No products in the cart.