Đối với người lớn nói chung và các bậc làm cha mẹ nói riêng thì tiếng khóc nhè của con trẻ là nỗi ám ảnh và khiến ta dằn vặt nhất trong tất thảy các thể loại âm thanh. Chúng ta luôn có khuynh hướng muốn làm gì đó để chấm dứt tiếng khóc ấy luôn và ngay.Nhưng tôi phải nói với các bạn rằng, “Trẻ con khóc nhè là một việc vô cùng BÌNH THƯỜNG”. Vậy thì tại sao con lại khóc nhè?
Con khóc là để thu hút sự chú ý của chúng ta và khiến chúng ta mất bình tĩnh, tại sao những trẻ nhỏ hơn thì khóc nhè vì chúng chưa có khả năng diễn đạt cảm xúc bằng ngôn ngữ cụ thể nên chỉ có thể dùng tiếng khóc để diễn đạt cảm xúc của mình mà thôi. Tất cả mọi đứa trẻ trên đời này đều trải qua giai đoạn này và việc trẻ khóc nhè không phản ảnh khiếm quyết của đứa trẻ cũng như cách nuôi dạy của ba mẹ.
1. Đừng để tiếng khóc của con khiến bạn lo lắng.
Đừng phớt lờ tiếng khóc của con mà hãy luôn bên con và sẵn sàng đến bên con chỉ là đừng để tiếng khóc của con ảnh hưởng đến tâm trí bạn mà thôi. Hãy hít thở thật sâu và nhắc nhở bản thân rằng, tiếng khóc của con là bình thường chỉ là bạn không khuyến khích việc khóc lóc của con như thế. Nếu ba mẹ đồng ý đáp ứng yêu cầu của con để con nín ngay lập tức thì hậu quả về sau lại còn khủng khiếp hơn.
2. Nhẹ nhàng chỉ dẫn cho con.
Trong bất cứ trường hợp nào, hãy luôn giữ bình tĩnh khi thấy con khóc và nói với con rằng, “mẹ biết là con không thoải mái, nhưng con cứ khóc như vậy là mẹ không hiểu con muốn gì” và thậm chí ba mẹ có thể thành thật rằng, “tiếng khóc của con làm mẹ/ba thấy đau đầu”.Nếu con vẫn tiếp tục khóc nhè, hãy quay lại công việc của bạn và nói với con bằng một giọng nói hết sức bình thường rằng, “khi nào con khóc xong thì gọi mẹ nhé”.
3. Trẻ khóc nhè dễ bùng nổ cảm xúc.
Khóc nhè là dấu hiệu của trẻ đang tức giận, thất vọng, buồn chán và trẻ cần bộc lộ những cảm xúc đó ra. Nếu con có những cảm xúc này, hãy hoan nghênh, cho phép và chấp nhận hết những cảm xúc của con. Điều này giúp con nhanh lấy lại sự cân bằng cảm xúc, cảm thấy được tôn trọng và dễ dàng vượt qua hơn.
4. Dành cho con sự chú ý trọn vẹn và tích cực.
Ngay cả trẻ sơ sinh cũng cảm nhận được sự quan tâm từ ba mẹ thì những trẻ lớn lại càng có cảm nhận rõ rệt hơn. Nhiều trường hợp con bỗng dưng khó chịu, nhõng nhẽo và mè nheo là khi con cảm nhận sự quan tâm từ ba mẹ không trọn vẹn vì bỗng nhiên một ngày ba mẹ quá bận rộn và chú tâm vào công việc. Điều này được thấy rõ khi những em bé mới đi trẻ thường khó chịu, bám mẹ và mè nheo khi về nhà còn ở trên lớp thì lại rất ngon. Đó là vì con muốn gây sự chú ý với ba mẹ, muốn được ba mẹ quan tâm hơn. Ba mẹ hãy tận dụng mọi cơ hội, lúc tắm, ăn, thay tã….để trò chuyện và dành sự quan tâm trọn vẹn đến cho con, để con hiểu rằng, “ con là tình yêu số 1 của ba mẹ”.
Một vài lý do sinh lý cũng gây ra hiện tượng khóc nhè như đói bụng, ngủ không đủ giấc. Đặc biệt là trẻ lên 3 có sự phát triển thể chất rất nhanh, trẻ nhanh mệt, nhanh đói sẽ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt.Có rất nhiều lý do khiến trẻ khóc nhè và thật không may rằng, dù ba mẹ có quan tâm đến con bao nhiêu thì con vẫn khóc nhè khi một ngày bạn bận rộn và thiếu lắng nghe con. Cho nên đừng nghiêm trọng hoá tiếng khóc của con, hãy thật bình tĩnh lắng nghe và chấp nhận tiếng khóc của con thì giai đoạn này sẽ qua nhanh mà không để lại bất kỳ tổn thương nào.
Theo giáo viên Montessori của Mota.
Tham khảo tại: “Không có trẻ hư”- Jannet Lansbury
Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti
Xem thêm: https://mota.com.vn/