VẬN ĐỘNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT EM BÉ

Trước hết, chúng ta nhìn nhận rằng: Cho dù ở bất cứ môi trường nào, bất cứ tình trạng nào, một em bé đều phát triển. Nhưng phát triển như thế nào, với tốc độ ra sao, phát triển theo hướng nào… lại còn được hợp thành từ nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố môi trường được chuẩn bị và những phương tiện phát triển phù hợp với từng giai đoạn.

Vận động thô là những vận động lớn mà bé thực hiện bằng tay, chân, bàn chân hoặc toàn bộ cơ thể, ví dụ như bò, chạy và nhảy…

Vận động tinh là những vận động nhỏ hơn. Khi em bé của bạn nhặt đồ lên bằng ngón tay giữa và ngón tay cái, hoặc dúi ngón chân vào trong cát, con sử dụng các kỹ năng vận động tinh của mình. Nhưng nó không chỉ là về ngón tay và ngón chân. Khi bé dùng môi, lưỡi để nếm và cảm nhận đồ vật, bé cũng sử dụng các kỹ năng vận động tinh.

Khi em bé mới sinh ra, não của em chưa phát triển hoàn toàn để kiểm soát những vận động một cách uyển chuyển và hoàn hảo. Sự phát triển bắt đầu từ phần đầu và sau đó di chuyển xuống toàn bộ cơ thể. Vì vậy, em bé sơ sinh có thể kiểm soát miệng, mặt, môi và lưỡi của mình trước sau đó mới đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Em bé của bạn sẽ học cách kiểm soát cổ đến vai sau đó đến lưng. Em bé của bạn có thể điều khiển cánh tay của mình trước tay và điều khiển tay trước ngón tay.

Trong bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của một em bé, các kỹ năng vận động thô luôn phát triển trước các kỹ năng vận động tinh.

Làm thế nào để giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng vận động thô và vận động tinh?

Để em bé của bạn có thể tự làm mọi thứ cho mình, em bé sẽ cần phải sử dụng các kỹ năng thô và tinh cùng nhau. Các kỹ năng vận động này sẽ trở nên tốt hơn khi em bé vào giai đoạn chập chững biết đi.
Ví dụ, khi con lên hai tuổi, ba mẹ có thể cho bé chơi đồ chơi hình khối. Con sẽ phải sử dụng các kỹ năng vận động thô để cầm lấy các khối hình, sau đó sẽ sử dụng các kỹ năng vận động tinh để xoắn hoặc xoay từng khối hình để lắp vừa vào các khe hở. Ba mẹ thể khuyến khích sự phát triển của bé bằng cách chơi các trò chơi thử thách bé một chút. Khi bé có thể ngồi vững mà không được hỗ trợ, hãy đặt đồ chơi yêu thích của bé ra khỏi tầm với. Điều này có nghĩa là trẻ phải giữ thăng bằng khi trẻ chộp lấy đồ chơi của mình.

Khi con đã quen thuộc với trò chơi đó, có thể tìm một đồ chơi hay hoạt động khác để giúp bé rèn luyện thêm các kỹ năng mới.

Các mẹ có thể thử cho con nhặt đậu, chọc ngón tay vào bột nặn an toàn cho bé hoặc chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia.

Tuy nhiên, đừng để quá xa hoặc quá khó với bé, như vậy sẽ khiến bé mau nản chí. Hãy tăng các cấp độ một cách từ từ và phù hợp với bé. Những thử thách nhỏ được thực hiện thường xuyên rất tốt cho sự phát triển của bé.

Con yêu sẽ hào hứng hơn với việc phát triển các kỹ năng này nếu bé thường xuyên được thay đổi vị trí và các hoạt động. Những thử thách nhỏ được thực hiện thường xuyên là tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Theo Babycenter
Dịch bởi: Mota team

Xem thêm: https://bit.ly/3eCQgti

Xem thêm: https://mota.com.vn/

No products in the cart.